Date added: | 02/27/2019 |
Downloads: | 1434 |
Việt Nam là quốc gia đa sắc tộc với 54 nhóm dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 53 nhóm dân tộc thiểu số. Phần lớn dân số Việt Nam (85,5%) thuộc dân tộc Kinh; còn lại 13,4 triệu người thuộc 53 dân tộc thiểu số. Hầu hết các nhóm dân tộc thiểu số sống tập trung ở miền núi, vùng sâu, vùng xa trên khắp cả nước. Sự bất bình đẳng trong các nhóm dân tộc thiểu số và giữa các nhóm dân tộc thiểu số với dân tộc Kinh vẫn còn lớn và tổn tại dai dẳng, đặc biệt trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, việc làm và thu nhập, chăm sóc sức khỏe và sức khỏe sinh sản. Khoảng cách giới trong các nhóm dân tộc thiểu số và giữa các nhóm dân tộc thiểu số vẫn tồn tại.
Tài liệu này được xây dựng dựa trên kết quả Điều tra quốc gia về thực trạng kinh tế-xã hội của 53 DTTS ở Việt Nam (2015) và một số kết quả nghiên cứu đượcthực hiện trong thời gian gần đây trong lĩnh vực DTTS ở Việt Nam. Tài liệu được xây dựng với mong muốn hỗ trợ cho quá trình xây dựng và thực hiện chính sách đối với vùng DTTS ở Việt Nam; góp phần thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng DTTS một cách hiệu quả và toàn diện như Việt Nam đã cam kết thực hiện trong các mục tiêu Phát triển bền vững ở Việt Nam đến năm 2030.
Date added: | 12/17/2018 |
Downloads: | 1572 |
Trong nhiều năm qua, UN Women - Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ - luôn đồng hành với CSAGA trong các hoạt động vì quyển của phụ nữ.
Năm 2017, chúng tôi quyết định coi chống bạo lực tình dục với phụ nữ và trẻ em gái là một trong những nội dung chính của Chiến dịch 16 Ngày hành động chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, bắt đầu từ Ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25 tháng 11) đến Ngày quốc tế Nhân quyền (10 tháng 12).
Một trong những hoạt động của Chiến dịch 2017 là triển lãm "Chân dung 1001 các nữ thần". Các bạn có thể thấy trong cuốn sách chân dung, câu chuyện và nội lực kiên cường của những cô gái, những người phụ nữ thuộc các nhóm xã hội, dân tộc, đất nước khác nhau. Họ đã lên tiếng, phá vỡ sự im lặng và thay đổi cuộc sống theo cách riêng của mình, để lại những trải nghiệm đau thương chìm vào quá khứ.
Cuốn sách này phản ánh cam kết của UN Women và CSAGA về một tầm nhìn "không bỏ ai lại phía sau" – nơi mà những trải nghiệm của trẻ em gái và phụ nữ - nạn nhân của các hình thức bạo lực được lắng nghe và được xem xét trong quá trình phát triển chính sách cũng như các biện pháp ứng phó, nhằm đảm bảo các nhu cầu của họ được đáp ứng đầy đủ và trọn vẹn nhất.
Date added: | 06/05/2018 |
Downloads: | 2621 |
Nghiên cứu đưa ra góc nhìn mới, sâu sắc về cách mà phụ nữ nhận thức về công lý ở Việt Nam như thế nào và cách mà nạn nhân được đối xử ra sao. Một khi từng cơ quan có nhiệm vụ thúc đẩy tiếp cận tư pháp hình sự theo kiểu "tư vấn" và gây áp lực với nạn nhân giải quyết vụ việc bên ngoài tòa án, hoặc đối xử với họ mà không quan tâm đến phẩm giá hoặc sự riêng tư của họ, thì sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên là nhiều phụ nữ cuối cùng đã bỏ cuộc, không theo đuổi vụ việc vì nhu cầu của họ không được đáp ứng. Khi hệ thống tư pháp hình sự không thực hiện quyền con người của phụ nữ một cách đầy đủ, thì hệ thống lại góp phần duy trì văn hoá hòa giải, không công nhận các vấn đề của nạn nhân và không trừng phạt tội danh. Việc không trừng phạt – sự miễn trừ hình phạt và trách nhiệm giải trình – là tiếp tay cho bạo lực đối với phụ nữ, làm giảm tác động của tuyên truyền vận động và những tiến bộ của chính sách cứng rắn.
Date added: | 01/29/2018 |
Downloads: | 3443 |
Với sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ Ireland, Uỷ ban Dân tộc và UN Women cùng nhau xây dựng cuốn sách “Số liệu về phụ nữ và nam giới các dân tộc ở Việt Nam năm 2015”. Cuốn sách trình bày các số liệu thống kê giới trong lĩnh vực dân tộc năm 2015 theo các chủ đề: (i) Dân số, (ii) Tiếp cận cơ sở hạ tầng và tài sản, (iii) Việc làm và thu nhập), (iv) Giáo dục và đào tạo, (v) Văn hoá-xã hội, (vi) Y tế và vệ sinh môi trường, và (vii) Cán bộ, đảng viên. Các thông tin và số liệu trong cuốn sách được thu thập từ các nguồn: Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2015, hệ thống báo cáo thống kê của các cơ quan quản lý nhà nước và các cuộc điều tra quốc gia do Tổng cục Thống kê thực hiện như: Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2014 (VHLSS), Điều tra Lao động-Việc làm 2015 (LFS), Điều tra các mục tiêu về phụ nữ và trẻ em 2014 (MICs), Điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình thời điểm 1/4/2014.
Date added: | 01/05/2018 |
Downloads: | 3208 |
Đánh giá giới trong ứng phó với HIV ở Việt Nam đưa ra các phân tích tình hình về khía cạnh giới trong dịch HIV ở Việt Nam. Đánh giá này xác định cơ hội, khoảng trống và thách thức trong lồng ghép bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ trong công tác phòng chống HIV/AIDS đồng thời cung cấp các khuyến nghị để cải thiện các chính sách và chương trình HIV
Trang 2 / 6