Date added: | 06/07/2019 |
Downloads: | 1112 |
Già hóa dân số ở Việt Nam đã ở mức độ có tác động lớn đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Thực tế này yêu cầu Chính phủ chỉ đạo và tạo điều kiện để toàn bộ người dân Việt Nam có cuộc sống khỏe mạnh, năng động và đầy đủ suốt cuộc đời. Mặc dù, mối quan tâm chính là người cao tuổi (NCT) từ 60 tuổi trở lên, nhưng già hóa dân số đã có ảnh hưởng đến tất cả các nhóm dân số khác. Do đó, việc thích ứng với già hóa dân số không chỉ là đáp ứng mong đợi và nhu cầu của người cao tuổi mà còn đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện hơn để giải quyết các tác động của già hóa dân số đến toàn bộ các nhóm dân số khác. Tuy nhiên trên thực tế, các chính sách hiện tại của Việt Nam mới tập trung vào hỗ trợ và giải quyết các vấn đề của NCT, và chưa tính đến các tác động sâu xa của già hóa tới toàn bộ xã hội và các nhóm trẻ hơn. Vì vậy, một chính sách tiếp cận toàn diện hơn về già hóa dân số, vừa giải quyết các vấn đề hiện tại do tác động của già hóa dân số tới cả người cao tuổi và người trẻ tuổi và NCT, vừa phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội chuẩn bị cho xã hội già trong tương lai sẽ giúp Chính phủ đạt được những tiến bộ và kết quả tích cực.
Báo cáo chính sách này do Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam (VNCA) xây dựng với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) thông qua Dự án VIE 09P03 "Hỗ trợ các cơ quan Việt Nam trong việc cung cấp, sử dụng dữ liệu về dân số và phát triển và bằng chứng để phát triển và giám sát các kế hoạch, chiến lược và chính sách cho phát triển kinh tế, xã hội và phát triển bền vững 2017-2021". Báo cáo cung cấp phân tích và khuyến nghị về sự cần thiết ban hành một chính sách quốc gia toàn diện để thích ứng với vấn đề già hóa dân số và cung cấp các bằng chứng hỗ trợ cho Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra.
Date added: | 05/15/2019 |
Downloads: | 1198 |
Tài liệu này được chuẩn bị dựa trên các dữ liệu, thông tin và kết quả của nhiều cuộc khảo sát về dân số và tổng điều tra dân số, và từ các nghiên cứu do các đối tác khác nhau thực hiện tại Việt Nam, bao gồm Bộ Y tế/Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình, Tổng cục Thống kê, Ủy ban Các Vấn đề xã hội của Quốc hội (PCSA), và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Chương trình mang lại giá trị lớn trong việc giải quyết những nguyên nhân tồn tại dai dẳng của tình trạng ưa thích con trai và là nỗ lực chung tay cùng với Chính phủ Việt Nam nhằm giải quyết các vấn đề một cách toàn diện và trên cơ sở bằng chứng.
Date added: | 05/15/2019 |
Downloads: | 1153 |
Bản thông tin tóm tắt này cung cấp các thông tin và số liệu chính về Chương trình Toàn cầu nhằm ngăn chặn tình trạng ưa thích con trai và hạ thấp giá trị con gái. Chương trình sẽ góp phần giải quyết tình trạng mất cân bằng tỷ số giới tính thông qua việc tăng cường các chính sách và các chương trình quốc gia dựa trên bằng chứng để giải quyết vấn đề ưa thích con trai, hạ thấp giá trị con gái và bất bình đẳng giới dẫn đến việc lựa chọn giới tính khi sinh dựa trên cơ sở định kiến giới ở các quốc gia châu Á, nơi vấn đề này được xem là phổ biến (Bangladesh, Nepal và Việt Nam) và vùng Cáp ca dơ (Armenia, Azerbaijan và Georgia).
Date added: | 02/14/2019 |
Downloads: | 1758 |
Bản tóm tắt này đề xuất các biện pháp tăng cường thực thi Luật Phòng, Chống Bạo lực Gia đình (PCBLGĐ) ở Việt Nam. Các phát hiện này chủ yếu dựa trên báo cáo rà soát Luật PC BLGĐ do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc đồng thực hiện năm 2016. Rà soát này không chỉ xem xét việc thực thi Luật PC BLGĐ ở Việt Nam mà còn nghiên cứu mức độ phù hợp của Luật này với các tiêu chuẩn quốc tế cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm từ Mô hình thí điểm "Gói can thiệp tối thiểu về PC BLGĐ tại cộng đồng".
Date added: | 02/14/2019 |
Downloads: | 1871 |
Tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) được định nghĩa là số trẻ em trai sinh ra so với 100 trẻ em gái. TSGTKS mức sinh học bình thường nằm trong khoảng 102 đến 106 trẻ em trai so với100 trẻ em gái. Ở Việt Nam, TSGTKS vẫn ở mức sinh học bình thường vào năm 2000, nhưng đã tăng lên 110,5 vào năm 2009 và lên tới 112,2 vào năm 2016. Ở một số tỉnh, con số này lên đến 117 trẻ em trai so với 100 trẻ em gái. Tài liệu chính sách này nhằm cung cấp các thông tin cập nhật về mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam và bối cảnh văn hoá-xã hội liên quan, đồng thời phân tích những xu hướng phát triển nhân khẩu học gần đây và đưa ra các khuyến nghị về các hướng giải quyết dựa trên các kết quả nghiên cứu.
Trang 1 / 9